Hạn mức đất ở là gì? Hạn mức đất ở khi cấp Sổ đỏ là bao nhiêu?

Hạn mức đất ở được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để xác định diện tích đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng. Đồng thời còn được sử dụng để tính tiền sử dụng đất phải nộp khi cấp trong và vượt hạn mức.

Hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất ở.

1. Hạn mức đất ở là gì?

Mặc dù là mức giới hạn diện tích đất ở nhưng không đồng nghĩa với việc khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì người dân chỉ được cấp Giấy chứng nhận cho phần diện tích đất ở nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức, thay vào đó người dân vẫn được cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích thửa đất nếu đủ điều kiện cấp sổ (cấp vượt hạn mức).

Điểm khác biệt giữa trường hợp cấp sổ trong hạn mức và vượt hạn mức là tiền sử dụng đất phải nộp và được tính theo cách khác nhau, cụ thể:

– Có thể không phải nộp tiền sử dụng đất; trường hợp phải nộp thì tiền sử dụng đất được tính theo giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) ban hành.

– Đối với phần diện tích cấp vượt hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất và được tính theo giá đất cụ thể nên số tiền phải nộp sẽ cao hơn nếu cùng đơn vị diện tích.

Ví dụ: Diện tích cấp sổ là 50m2, cùng vị trí thửa đất có giá 01 triệu đồng/m2 thì tiền sử dụng đất trong và vượt hạn mức được tính như sau:

– Trong hạn mức: Tiền sử dụng đất phải nộp = 50m2 x 01 triệu đồng = 50 triệu đồng.

 

Thứ Ba, 31/05/2022 – 09:00

Tăng giảm cỡ chữ: 

Hạn mức đất ở là gì? Hạn mức đất ở khi cấp Sổ đỏ là bao nhiêu?

Hạn mức đất ở được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để xác định diện tích đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng. Đồng thời còn được sử dụng để tính tiền sử dụng đất phải nộp khi cấp trong và vượt hạn mức
1. Hạn mức đất ở là gì?

Hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất ở.

Mặc dù là mức giới hạn diện tích đất ở nhưng không đồng nghĩa với việc khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì người dân chỉ được cấp Giấy chứng nhận cho phần diện tích đất ở nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức, thay vào đó người dân vẫn được cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích thửa đất nếu đủ điều kiện cấp sổ (cấp vượt hạn mức).

Điểm khác biệt giữa trường hợp cấp sổ trong hạn mức và vượt hạn mức là tiền sử dụng đất phải nộp và được tính theo cách khác nhau, cụ thể:

– Có thể không phải nộp tiền sử dụng đất; trường hợp phải nộp thì tiền sử dụng đất được tính theo giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) ban hành.

– Đối với phần diện tích cấp vượt hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất và được tính theo giá đất cụ thể nên số tiền phải nộp sẽ cao hơn nếu cùng đơn vị diện tích.

Ví dụ: Diện tích cấp sổ là 50m2, cùng vị trí thửa đất có giá 01 triệu đồng/m2 thì tiền sử dụng đất trong và vượt hạn mức được tính như sau:

– Trong hạn mức: Tiền sử dụng đất phải nộp = 50m2 x 01 triệu đồng = 50 triệu đồng

– Vượt hạn mức: Tiền sử dụng đất cấp vượt hạn mức phải nhân (x) với hệ số K, đồng thời hệ số K khi cấp vượt hạn mức luôn luôn lớn hơn 1. Giả sử hệ số K là 1,3 thì tiền sử dụng đất phải nộp như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50m2 x 01 triệu đồng x 1,3 = 65 triệu đồng.

2. 2 loại hạn mức liên quan đến đất ở

Hạn mức liên quan đến đất ở gồm 02 loại, đó là hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất ở. Hai loại hạn mức này đều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

* Hạn mức công nhận đất ở

Hạn mức công nhận đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.

* Hạn mức giao đất ở

Hạn mức giao đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở Nhà nước giao đất cho người dân thông qua quyết định giao đất. Hạn mức giao đất ở gồm hạn mức tối thiểu và hạn mức tối đa, trong đó hạn mức tối đa là diện tích tối đa mà người dân có thể được giao. 

3. Hạn mức đất ở khi cấp Sổ đỏ là bao nhiêu?

Hạn mức đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quyết định nên muốn biết rõ hạn mức là bao nhiêu phải xem trong quyết định về hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở, hạn mức giao đất ở của từng địa phương. Bên cạnh đó, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất, hạn mức giao đất tại mỗi khu vực trong cùng địa phương cũng có sự khác nhau.

Tóm lại, hạn mức đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng giữa các tỉnh, thành khác nhau nên không có câu trả lời chung cho toàn bộ 63 tỉnh, thành; muốn biết rõ phải xem trong quyết định của địa phương.

Ngoài hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở, hạn mức giao đất ở như trên thì diện tích đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng được xác định theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2013, Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:

(1) Xác định diện tích đất ở theo giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Đất đai 2013, diện tích đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng bao nhiêu phụ thuộc vào giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất mà người dân có (giấy tờ ghi bao nhiêu m2 đất ở thì được cấp bấy nhiêu).

(2) Xác định diện tích đất ở theo quyết định giao đất ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu đất ở được Nhà nước giao thì diện tích đất ở được xác định theo quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(3) Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyết định giao đất thì xác định như sau:

– Đất đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đất đang sử dụng.

– Đất đang sử dụng đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.

(4) Đối với trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau mà không thuộc trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất.

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định loại đất được xác định như sau:

– Nếu xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó (xác định được đất ở thì diện tích đất ở theo phần đất đã xác định).

– Nếu không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất (thông thường nếu trong thửa đất mà có đất ở thì mục đích chính sẽ được xác định là đất ở vì đây là loại đất có mức giá cao nhất).

Theo luatvietnam.vn

So sánh các bảng liệt kê

So sánh