Theo các chuyên gia của Entrepreneur, bạn càng bắt đầu kinh doanh sớm, tỷ lệ thành công của bạn càng cao. Dù vậy, kinh doanh sớm không đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ qua những thứ cơ bản. Có những yếu tố bạn nên biết trước khi bắt đầu kinh doanh.
1. Thường xuyên trau dồi bản thân
Khi bắt đầu kinh doanh một lĩnh vực nào đó, điều đầu tiên là phải biết kiến thức về ngành đó và hiểu cách vận hành như thế nào. Đặc biệt với những lĩnh vực ngành bất động sản, việc thiếu kiến thức sẽ mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên trau dồi kiến thức mỗi ngày cũng như học hỏi từ người có kinh nghiệm, sách báo, bạn bè,… Bất kể bạn có ý tưởng gì về các hoạt động kinh doanh, việc có thêm những lời khuyên từ các chuyên gia sẽ giúp bạn định hình rõ hơn về kết quả. Từ đó, bạn có thể thay đổi chiến lược để phù hợp với thị trường cũng như bản thân.
2. Không nên tự mình làm tất cả mọi việc
Để cải thiện và nâng cao kết quả kinh doanh của bạn thì bạn không nên một mình cố gắng làm tất cả mọi chuyện mà thay vào đó hãy kết hợp với đồng nghiệp và bạn bè để cùng nhau làm. Vì khi đó mỗi người sẽ được phân công mỗi công việc khác nhau, chú tâm vào làm và chịu trách nhiệm với việc mình đã làm. Bằng cách này, bạn và đồng nghiệp sẽ phát huy được tối đa năng lực và chuyên môn của từng người.
3. Tìm kiếm những người cùng chí hướng chứ không phải những người cùng kỹ năng
Có 3 thứ đáng chú ý khi tìm kiếm người đồng hành: nhiệt tình, có trách nhiệm và chuyên môn là những điều cần thiết trong quá trình tìm kiếm những người đồng hành cùng bạn đi xa trênn chặn đường phía trước. Vì vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn những người có cùng chí hướng thay vì những người có cùng kỹ năng.
Ví dụ, khi xây dựng một trang web bất động sản, đội ngũ của bạn có thể gồm những người có kỹ năng làm nội dung và hình ảnh chất lượng nhưng không một ai trong đó biết các kỹ năng cơ bản về SEO hay chạy quảng cáo. Điều này sẽ dẫn đến sự khó khăn trong cách vận hành. Vì vậy, hãy tìm những người có cùng chí hướng và có chuyên môn ở một mảng nhất định. Khi đó, thế mạnh của người này sẽ bổ trợ cho sự thiếu xót của người khác.
4. Đầu tư cho các công cụ kỹ thuật
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, nơi mà các công cụ và ứng dụng kỹ thuật số đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, bao gồm cả trong kinh doanh. Đặc biệt, các nền tảng thanh toán điện tử đang phổ biến hơn bao giờ hết. Do đó, nếu muốn phát triển công việc kinh doanh theo chiều hướng bền vững, bạn cần đầu tư cho các ứng dụng và công nghệ kỹ thuật số.
Không có gì lạ nếu bạn bắt đầu kinh doanh và gặp thất bại trong những lần đầu tiên. Khó khăn là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Dù vậy, điều quan trọng là bạn sẽ học được những gì và thay đổi ra sao sau những lần vấp ngã. Bên cạnh đó, khả năng cập nhật các xu hướng kinh doanh mới và sáng tạo trong công việc cũng là những yếu tố cần có trước khi bắt đầu một công việc kinh doanh.
5. Sẵn sàng cho quá trình mở rộng quy mô
Mỗi người mở công ty ra điều muốn công ty mình trở nên to lớn mỗi ngày và tiến lên một tầm cao mới. Do đó, trước khi bắt đầu kinh doanh, hãy sẵn sàng cho tâm lý về việc sẽ mở rộng quy mô, cho dù bạn kinh doanh nhỏ lẻ hay kinh doanh lớn ngay từ đầu.
Mở rộng quy mô cũng là cách để bạn thể hiện tham vọng, sự khao khát cũng như vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Chắc chắn bạn sẽ cần đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn để suy nghĩ về khối lượng công việc sau khi mở rộng quy mô. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với khoản lợi nhuận có thể sẽ tăng lên. Một điều quan trọng trước khi mở rộng quy mô kinh doanh là cần xây dựng chiến lược một cách phù hợp.
6. Chấp nhận thất bại
Thất bại là một phần tất yếu của các hoạt động kinh doanh. Tất nhiên, không ai muốn thất bại. Mặc dù vậy, nếu gặp thất bại, bạn nên cố gắng suy nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tích cực và đối mặt với nó.
Rất ít người thành công mà không gặp bất kỳ thất bại nào trong cuộc đời. Ví dụ, trên thị trường bất động sản, có những thời điểm bạn không thể bán được hàng trong vòng nửa năm hay thậm chí là nhiều hơn. Khi đó, điều cần làm là chấp nhận sự thật và đánh giá lại sự hiệu quả của các quá trình hoạt động. Ngược lại, nản chí đồng nghĩa với việc bạn đã tự nhận mình thua cuộc.
Khách hàng chính là nguồn sống của tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Cho dù bạn hoạt động trên thị trường nào, nếu gặp trục trặc trong kinh doanh, trước tiên hãy đánh giá lại các hoạt động marketing. Những hoạt động này đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của một công ty. Sau đó, hãy đánh giá tới những yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, quản lý công việc,…
7. Tin tưởng vào bản thân
Khi bắt đầu kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ phải nhận những ý kiến trái chiều từ những người xung quanh. Có ý kiến ủng hộ nhưng cũng sẽ xuất hiện nhiều ý kiến tiêu cực. Điều này là hoàn toàn bình thường. Việc duy nhất bạn cần quan tâm đó là đặt niềm tin vào bản thân.
Hãy nhớ rằng công việc kinh doanh đó là của bạn chứ không phải của bất kỳ ai khác. Khi đã bắt đầu, bạn sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hậu quả. Việc để ý quá nhiều đến những lời nhận xét của người khác có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả công việc. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp thất bại vì để ý đến những lời đánh giá của người khác. Nếu không muốn đi vào vết xe đổ đó, hãy chuẩn bị kỹ về mọi mặt và đặt niềm tin vào bản thân.
Theo CafeLand