Mặc dù ảnh hưởng của dịch dẫn đến trong những tháng đầu năm 2021 thị trường bất động sản phía Tây TP.HCM cung cấp cho thị trường còn hạn chế, nhưng lượng cầu cho biết là rất lớn. Biên độ giá so với năm 2020 cũng có sự chệnh lệch rõ rệt.
Giá không tăng “nóng” nhưng lại rất bền vững
Theo các nhà đầu tư, với sự tịnh tiến giá bất động sản không “nóng” như các khu vực khác và đi vào phân khúc nhà ở đáp ứng giá trị thực trên thị trường – khu Tây đang có được sự phát triển bền vững mà giới đầu tư bất động sản, cũng như người có nhu cầu ở thực cần đến.
Khu Đông TP.HCM kể từ sau khi nhận được những thông tin tích cực về việc quy hoạch thành phố và hạ tầng, giá bất động sản nơi đây đã tăng một cách chóng mặt. Chỉ trong chớp mắt nhiều người bị vụt mất cơ hội sở hữu nhà ở vì giá bất động sản cao hơn nhiều so với mức thu nhập của họ.
Đồng thời, đầu tư tại khu Tây dành có những nhà đầu tư dài hạn. Đối với khu Đông, sự phát triển vượt trội đã kéo dài, dẫn đến giá trị bất động sản đang đẩy lên cao thì mức độ sinh lợi sẽ không bằng các thị trường mới như khu Tây.
Ở góc độ khác, khu Tây TP.HCM sở hữu nhiều lợi thế về phát triển bất động sản sinh thái, là xu hướng đầu tư nổi trội trong những năm gần đây, đơn cử là tỉnh ven TP.HCM. Bởi, vừa sở hữu về quỹ đất, mặt bằng giá mềm, hạ tầng cải thiện thì điểm mạnh của khu Tây TP.HCM chính là tài nguyên thiên nhiên với các điểm du lịch sinh thái, cảng biển, hệ sống sông ngòi dày đặc.
Khi khu Đông đã ra khá nhiều hàng ở phân khúc này thì khu Tây mới chỉ xuất hiện lượng sản phẩm nhỏ thì cơ hội để các nhà phát triển tham gia vào thị trường này còn nhiều tiềm năng.
Hàng nghìn tỷ đồng thay đổi diện mạo hạ tầng
Khu Tây TP.HCM bắt đầu thu hút nhà đầu tư với nhiều dự án lớn được rục rịch phát triển. Bên cạnh đó người dân bắt đầu tìm kiếm bất động sản ở thực nhiều hơn nhờ sự thay đổi lớn về bộ mặt hạ tầng.
Bên cạnh những tuyến đường đang giữ vai trò trọng điểm “gánh” sự kết nối vùng như: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 22; cao tốc TP.HCM – Trung Lương; Quốc lộ 50; đường Võ Văn Kiệt; đường Nguyễn Văn Linh và các đường liên tỉnh khác thì khu Tây TP.HCM sẽ khơi thông.
Đồng thời làm mới nhiều tuyến đường mang tính chiến lược của vùng như: nâng cấp 7 tuyến đường kết nối giữa Long An – TP.HCM với tổng kinh phí dự kiến 24.400 tỷ đồng; thêm 4.300 tỷ đồng cho việc xây dựng trục động lực song song với Quốc lộ 50. Kéo dài đại lộ Võ Văn Kiệt nhằm kết nối trực tiếp với Long An để giao thông liên vùng miền Tây và Đông Nam Bộ.
Tiếp đó, tuyến ĐT827E trục động lực kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang dự kiến được đầu tư với số vốn hơn 20.000 tỷ đồng. Trong đó, đoạn qua tỉnh Long An dài khoảng 35km sẽ kết nối tỉnh Tiền Giang với huyện Cần Đước và Cần Giuộc trước khi kéo dài đến TP.HCM.
Ngoài ra, các huyện nằm ở phía Tây TP.HCM bao gồm Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi và Cần Giờ được đưa vào lộ trình chuyển lên quận trong thời gian tới. Kỳ vọng đưa khu Tây TP.HCM cùng các tỉnh vùng ven trở thành khu vực phát triển đột phá.
Theo CafeLand