Trong thời gian gần đây, tình hình dịch diễn ra phức tạp, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, bất động sản thì “hot” nên có một số người mạo danh bất động sản. Hàng loạt các thương hiệu bất động sản phải “kêu cứu” thậm chí gửi đơn đến Cục Cảnh sát hình sự đề nghị khởi tố tổ chức xâm hại quyền sở hữu trí tuệ.
Trước khi cơ quan vào cuộc thì mình phải tự bảo vệ mình trước tình hình mạo danh đất động sản bằng việc tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Nhà nước có thể đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Đã có chế tài xử lý
Nay công nghệ hiện đại, kiểu mạo danh trở nên tinh vi hơn, phổ biến hiện nay của các “chiêu trò” điển hình như việc một nhóm người tự xưng là nhân viên của một tập đoàn lớn nhưng thực tế lại không phải hay một doanh nghiệp khi chào mời, quảng cáo sản phẩm đến với khách hàng đã nói rằng dự án này hợp tác với tập đoàn nổi tiếng nhưng đến khi tìm hiểu ra thì cũng không phải.
Doanh nghiệp sẽ gặp không ít phiền tóa, khó khăn khi bị tổ chức mạo danh rao bán không có thật làm ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp, mất uy tín với khách hàng. Đồng thời phải giải quyết hậu quả với khách hàng cũng như lấy lại uy tín của mình trên thị trường.
Pháp luật hiện nay đã có chế tài cho các hành vi mạo danh người khác, doanh nghiệp khác, không chỉ trong lĩnh vực BĐS mà đối với tất cả các lĩnh vực.
Đối với mạo danh bất động sản, có thể sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi giá trị tài sản lớn nên khi đã thực hiện trót lọt với mức phạt cao nhất cho hành vi này là tù chung thân.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Chủ động phương án phòng bị
Doanh nghiệp cần ý thức việc bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách đăng lý quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Vì thực tế, các đối tượng đi mạo danh cũng rất tinh vi, khi logo, tên nhãn hiệu sẽ được “biến tấu” ít nhiều để lách quy định.
Bên cạnh đó, khi phát hiện hành vi mạo danh, doanh nghiệp cần chủ động viện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý quyết liệt, cũng là tạo tiền lệ đối với những hành vi tương tự. Điều này giúp doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ toàn diện, ngăn chặn các cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu tương tự, có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Có ba phương thức mà doanh nghiệp cũng cần nắm được để xử lý khi bị “biến tấu” logo, tên hiện nay, bao gồm: Khởi kiện vụ án dân sự; Yêu cầu xử phạt hành chính và Khởi tố hình sự. Tùy theo mức độ vi phạm mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp để đảm bảo quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành áp dụng các chế tài nêu trên, các doanh nghiệp cũng có thể uỷ quyền cho các công ty luật tiến hành các công việc như thu thập chứng cứ vi phạm, lập vi bằng, tiến hành giám định vi phạm và làm thư cảnh báo vi phạm.
Ngoài ra, ngay khi có đủ bằng chứng, doanh nghiệp có thể khởi kiện đối tượng vi phạm ra toà, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin để công chúng và khách hàng biết thông tin.
Các cơ quan chức năng khi tiếp nhận thông tin về hoạt động mạo danh, cần cương quyết xử lý triệt để và nhanh chóng, nhằm mục tiêu hạn chế hoạt động sai phạm này.
Theo CafeLand