Nếu bạn mua chung cư nhưng gặp phải trường hợp chủ trả chậm hoặc không có sổ hồng thì phải làm sao đây? Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người mua nhà.
Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).
Theo Khoản 4 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản và Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, chủ đầu tư nhà chung cư có trách nhiệm bàn giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay còn gọi là sổ hồng chung cư cho người mua căn hộ trong vòng không quá 03 tháng kể từ ngày bàn giao căn hộ.
Tuy nhiên thực tế, có không ít trường hợp người dân đã nhận bàn giao hoàn thiện căn hộ và vào ở từ lâu nhưng chủ đầu tư vẫn không bàn giao giấy chứng nhận.
Để không mắc phải những sai lầm khi mua chung cư trước khi mua căn hộ chung cư thì người mua cần xem xét và kiểm tra tính pháp lý của dự án cũng như những thông tin về chủ đầu tư của dự án đó, ngoài ra, người mua cũng nên chú ý và cẩn trọng trong từng bước của việc mua bán, nhất là về tính pháp lý của bất động sản để tránh những tranh chấp đáng tiếc.
Trường hợp chủ đầu tư vẫn không thực hiện việc bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người mua được quyền khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản.
Trường hợp người mua đã mua nhà và nhận nhà nhưng chủ đầu tư vẫn không bàn giao sổ hồng cho người mua theo quy định của pháp luật thì khi đó người mua được quyền yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng bàn giao giấy chứng nhận hoặc yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, giấy tờ để bạn tự thực hiện thủ tục làm giấy chứng nhận.
Nếu có thể, hãy nhờ các chuyên gia hoặc Luật sư chuyên về lĩnh vực bất động sản kiểm tra, tư vấn trước khi quyết định giao dịch.
Chế tài xử lý khi chậm ra sổ hồng
Việc xử phạt với chủ đầu tư được căn cứ điều 31 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Chủ đầu tư còn bị buộc nộp hồ sơ hoặc cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Mức phạt tiền từ 100 triệu đồng, thẩm quyền xử phạt có thể thuộc về một trong số những cơ quan sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai; Thanh tra chuyên ngành xây dựng.
Theo đó, nếu vi phạm từ 12 tháng trở lên, chủ đầu tư bị phạt 100 – 300 triệu đồng với vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất), 300 – 500 triệu đồng với vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất, từ 500 triệu đồng đến một tỷ đồng với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.
Nếu trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm khi chậm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc người mua có thiệt hại do hành vi chậm thực hiện thì yêu cầu chủ đầu tư thực hiện theo điều khoản đã thỏa thuận hoặc khởi kiện.
Khoản 4 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản như sau: “Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận”.
Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP: “Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 15 ngày”.
Theo doanh nghiệp tiếp thị