Cách đọc bản đồ quy hoạch sử dụng đất dựa trên ký hiệu, màu sắc

Biết cách đọc bản đồ quy hoạch, cách xem bản đồ quy hoạch sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống, nhất là trong trường hợp bạn đang có nhu cầu mua bất động sản.

Mỗi khu đất sẽ có những đặc trưng và giá trị riêng. Để xác định chính xác giá trị và tính pháp lý của một khu đất cụ thể, bạn cần biết cách đọc bản đồ quy hoạch sử dụng đất, từ đó hạn chế rủi ro khi đổ tiền vào bất động sản.

Bản đồ quy hoạch là gì?

Quy hoạch sử dụng đất thường được hiểu là việc phân bổ lại không gian cho các hoạt động kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh. Việc lập quy hoạch cũng giúp xác định rõ và giúp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện mục tiêu phát triển đất nước bền vững.

bản đồ quy hoạch đất

Bản đồ quy hoạch đất thể hiện sự phân bổ không gian cho các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh.

Bản đồ quy hoạch là tài liệu bắt buộc phải có trong đồ án quy hoạch cùng với mô hình, thuyết minh, quy định quản lý… Trong đó, bản đồ quy hoạch là phần quan trọng và thiết yếu nhất. Dựa vào bản đồ quy hoạch, cá nhân, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn toàn cảnh về lô đất, xác định được mục đích sử dụng, tiện ích, cơ sở hạ tầng xung quanh và quy định về số tầng được phép xây dựng mảnh đất mình định mua… từ đó có quyết định nên đầu tư hay không.

Các loại bản đồ quy hoạch

Các bản đồ quy hoạch có thể có tỷ lệ khác nhau, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung và loại quy hoạch phân khu hay chi tiết. Hiện tại có 3 loại bản đồ được sử dụng phổ biến nhất là: bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000.

Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000

Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000 giúp xác định chức năng, định rõ mốc giới, định hướng các tuyến đường giao thông, các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng cầu, đường, cây xanh, điện, trường học, hồ nước… Bản đồ 1/5.000 được sử dụng làm cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng và giải quyết các vấn đề phát sinh sau này như đền bù khi di dời dân cư, giải phóng mặt bằng…

Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000

Bản đồ 1/2.000 có chức năng phân chia, xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới các hạ tầng công trình nhằm cụ thể hóa nội dung của bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000. Nội dung chính của bản đồ gồm: phạm vi ranh giới, tính chất khu vực lập quy hoạch, diện tích, chỉ tiêu dự kiến về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dân số… và là cơ sở để giải quyết các tranh tụng sau này.

Bản đồ quy hoạch 1/500

Bản đồ quy hoạch 1/500 quy hoạch chi tiết tất cả các công trình trên đất, từ hạ tầng kỹ thuật, việc bố trí đến từng ranh giới lô đất. Đây chính là quy hoạch tổng thể của các dự án đầu tư xây dựng. Căn cứ vào bản đồ quy hoạch 1/500 có thể xác định vị trí công trình, thiết kế cơ sở, kỹ thuật xây dựng và thi công xây dựng.

Cách đọc bản đồ quy hoạch đất

Rõ ràng, các dữ liệu trên bản đồ quy hoạch đều có tính chuyên môn cao, do đó mà cách đọc bản đồ quy hoạch đất không hề đơn giản đối với những người ngoại đạo. Dưới đây là cách xem bản đồ quy hoạch đất dựa vào ký hiệu, màu sắc trong bản đồ.

Bảng ký hiệu loại đất

STTKý hiệuTên loại đất
INHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1LUCĐất chuyên trồng lúa nước
2LUKĐất trồng lúa nước còn lại
3LUNĐất lúa nương
4BHKĐất bằng trồng cây hàng năm khác
5NHKĐất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
6CLNĐất trồng cây lâu năm
7RSXĐất rừng sản xuất
8RPHĐất rừng phòng hộ
9RDDĐất rừng đặc dụng
10NTSĐất nuôi trồng thủy sản
11LMUĐất làm muối
12NKHĐất nông nghiệp khác
IINHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
1ONTĐất ở tại nông thôn
2ODTĐất ở tại đô thị
3TSCĐất xây dựng trụ sở cơ quan
4DTSĐất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
5DVHĐất xây dựng cơ sở văn hóa
6DYTĐất xây dựng cơ sở y tế
7DGDĐất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
8DTTĐất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
9DKHĐất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
10DXHĐất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
11DNGĐất xây dựng cơ sở ngoại giao
12DSKĐất xây dựng công trình sự nghiệp khác
13CQPĐất quốc phòng
14CANĐất an ninh
15SKKĐất khu công nghiệp
16SKTĐất khu chế xuất
17SKNĐất cụm công nghiệp
18SKCĐất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
19TMDĐất thương mại, dịch vụ
20SKSĐất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
21SKXĐất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
22DGTĐất giao thông
23DTLĐất thuỷ lợi
24DNLĐất công trình năng lượng
25DBVĐất công trình bưu chính, viễn thông
26DSHĐất sinh hoạt cộng đồng
27DKVĐất khu vui chơi, giải trí công cộng
28DCHĐất chợ
29DDTĐất có di tích lịch sử – văn hóa
30DDLĐất có danh lam thắng cảnh
31DRAĐất bãi thải, xử lý chất thải
32DCKĐất công trình công cộng khác
33TONĐất cơ sở tôn giáo
34TINĐất cơ sở tín ngưỡng
35NTDĐất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
36SONĐất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
37MNCĐất có mặt nước chuyên dùng
38PNKĐất phi nông nghiệp khác
IIINHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
1BCSĐất bằng chưa sử dụng
2DCSĐất đồi núi chưa sử dụng
3NCSNúi đá không có rừng cây

Bảng màu trong quy hoạch sử dụng đất

Có nhiều cách để xem thông tin bản đồ quy hoạch sử dụng đất nhưng phần đông mọi người đều lựa chọn theo dõi trực tuyến trên các phương tiện có kết nối internet như máy tính hay điện thoại thông minh, máy tính bảng. 

Ngoài ra, hiện cũng có nhiều ứng dụng cho phép xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Người dân chỉ cần tải ứng dụng về điện thoại thông minh, máy tính bảng; cài đặt và làm theo hướng dẫn là có thể xem những thông tin liên quan đến khu đất mà mình quan tâm.

Hiện tại các công cụ tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến chỉ cung cấp tương đối về dữ liệu, còn thiếu sót nhiều tỉnh thành, quận huyện chưa thể tra cứu, tuy nhiên, đây được coi là thành tựu đáng ghi nhận trong công cuộc chuyển đổi số ở nước ta. Người dân cũng thể kiểm tra quy hoạch đất tại UBND cấp huyện hay tại Văn phòng đăng ký đất đai, các thông tin liên quan đến khu đất sẽ được cập nhật liên tục.

Khi đã biết cách đọc bản đồ quy hoạch đất, người mua, nhà đầu tư cần chú ý thêm các thông tin liên quan khác như pháp lý, tiện ích… từ đó lựa chọn được bất động sản phù hợp với nhu cầu và hạn chế rủi ro cho dòng tiền của mình.

So sánh các bảng liệt kê

So sánh

Không thể thực hiện thao tác

Mục lục