Đường Vành đai 4 TP.HCM dự kiến dùng 50.000 tỷ từ vốn tư nhân

UBND TP.HCM vừa có công văn khẩn gửi Bộ Tài chính về hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Vành đai 4 TP.HCM.

Dự án Vành đai 4 TP.HCM dự kiến thu hút vốn tư nhân 50.000 tỷ đồng. Ảnh: Sở Giao thông công chánh TP.HCM.

Dự án Vành đai 4 UBND TP.HCM cho biết các tỉnh thành có dự án đi qua đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về cam kết đảm bảo cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

Đồng thời, TP.HCM cũng đã hoàn thiện giải trình bổ sung và hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV vào tháng 5.

Thu hút vốn tư nhân 50.000 tỷ đồng

Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM là tuyến vành đai ngoài cùng và là dự án đường bộ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ từ trước đến nay.

Dự án này không chỉ làm giảm tình trạng kẹt xe, rút ngắn thời gian đi lại mà còn mở không gian phát triển cho các địa phương, mở đường kết nối ra các cụm cảng biển và sân bay quốc tế.

Đánh giá về phương thức đầu tư, UBND TP.HCM cho hay trường hợp đầu tư công, chỉ tính riêng dự án đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An và TP.HCM với quy mô giai đoạn 1 cần bố trí khoảng 114.298 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước.

Đây là số vốn rất lớn khi ngân sách Trung ương đang tập trung triển khai các dự án lớn khác. Ngoài ra, ngân sách một số địa phương có dự án đi qua cũng còn khó khăn.

Vì vậy, việc triển khai đầu tư dự án Vành đai 4 TP.HCM theo phương thức đối tác công tư là cần thiết để giảm áp lực cho nguồn vốn đầu tư công.

Theo đó, dự án sẽ thu hút hơn 50.633 tỷ đồng từ nguồn vốn của nhà đầu tư. Phương án này giúp giảm đáng kể nguồn vốn ngân sách cần bố trí để phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình.

Khi hình thành, Vành đai 4 TP.HCM sẽ góp phần mở không gian cho các đô thị vệ tinh như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), khu đô thị Tây Bắc (Củ Chi, TP.HCM), khu đô thị Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) và các thành phố ở Bình Dương…

TP.HCM có 3 tuyến đường Vành đai có chiều dài tổng cộng khoảng 300 km. Đối với đường Vành đai 2 hiện chuẩn bị khởi công thêm 2 đoạn. Trong khi đó, đường Vành đai 3 TP.HCM (dài 76 km) sẽ thông xe một số đoạn và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm nay. Hai dự án này đều thực hiện bằng phương thức đầu tư công.

Cần 120.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 TP.HCM

ành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài hơn 207 km và đi qua 5 tỉnh thành, bao gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai , Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An.

Đoạn qua tỉnh Bình Dương – với chiều dài khoảng 47,95 km và triển khai theo chủ trương đầu tư dự án đã được HĐND tỉnh thông qua.

Hiện tại, tỉnh Bình Dương đang đấu thầu tìm nhà đầu tư thực hiện dự án với thời gian mở thầu vào ngày 15/5.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án Vành đai 4 TP.HCM trình Quốc hội có tổng chiều dài 159,3 km, đi qua các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM và Long An.

Dự án cũng được đề xuất các cơ chế, chính sách đặc biệt với kỳ vọng triển khai nhanh hơn đường Vành đai 3 TP.HCM.

Ở giai đoạn 1, các địa phương sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn, có làn khẩn cấp, đường gom, đường song hành qua khu dân cư.

Tổng mức đầu tư Vành đai 4 TP.HCM giai đoạn 1 hơn 120.412 tỷ đồng. Đồng thời, dự án được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) – hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) có sự tham gia của nguồn vốn nhà nước.

Về tiến độ, sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, các địa phương sẽ triển khai các thủ tục tiếp theo để lựa chọn nhà đầu tư vào năm 2026. Như vậy, dự án sẽ khởi công vào năm 2026 và hoàn thành vào năm 2029.

Theo Anh Nguyễn znew.vn

So sánh các bảng liệt kê

So sánh

Không thể thực hiện thao tác