Mâm cúng ông Công ông Táo 2025 đầy đủ có gì, nên đặt ở đâu?

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì và nên đặt ở bếp hay bàn thờ gia tiên, đó là thắc mắc của nhiều gia đình dịp 23 tháng Chạp.

Ngày ông Công ông Táo năm 2025 vào thứ Tư ngày 22/1/2025 (dương lịch). Vào ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị lễ vật và mâm cúng để tiễn Táo quân. Vậy mâm cúng ông Công ông Táo 2025 gồm những gì và đặt ở đâu thì hợp lý? Hãy cùng Tân Phú Land tìm hiểu ngay sau đây.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo 2025 gồm những gì?

Mâm cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo để phù hợp với nhu cầu.

Cúng tiễn ông Công ông Táo không chỉ để tạ ơn mà còn gửi gắm ước nguyện cho một năm mới suôn sẻ, hanh thông.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Thông thường, để tiễn Táo quân về trời, trên bàn thờ sẽ có các lễ vật cơ bản như:

  • Bộ mũ áo ông Công ông Táo: Đây là vật phẩm không thể thiếu, gồm bộ mũ của hai ông, một bà. Bộ mũ áo thường được làm bằng giấy trang kim màu sắc rực rỡ.
  • Cá chép: Cá chép được xem là phương tiện để ông Công ông Táo lên trời. Tùy vào vùng miền mà có thể là cá chép sống để phóng sinh hoặc cá chép giấy.
  • Vàng mã
  • Trầu cau, trái cây, hoa tươi.
  • Rượu trắng, trà, gạo-muối (mỗi thứ một đĩa nhỏ).

Mâm cơm cúng ông Công ông táo gồm những gì?

Tùy vào điều kiện và quan niệm của từng gia đình mà mâm cúng ông Công ông Táo có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn.

Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường bao gồm các món ăn truyền thống như:

– Bánh chưng hoặc bánh tét: Tùy theo vùng miền, bánh chưng hoặc bánh tét sẽ có mặt trong mâm cúng. Đây là món bánh truyền thống không chỉ mang đậm hương vị Tết mà còn tượng trưng cho đất trời, lòng biết ơn tổ tiên.

– Gà luộc: Gà trống luộc nguyên con tượng trưng cho sự khởi đầu mới, đem lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.

– Xôi gấc: Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc.

– Chả giò hoặc nem rán: Món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, thể hiện sự trọn vẹn và đầy đủ.

– Giò lụa: Món giò lụa mịn màng, tròn trịa thể hiện cho sự đủ đầy, no ấm.

– Thịt đông, thịt kho tàu: Đặc trưng với cái lạnh của mùa đông miền Bắc, món thịt đông có ý nghĩa đoàn tụ, quây quần. Mâm cỗ Tết của người miền Nam khi dọn lên không bao giờ thiếu đĩa thịt kho tàu vàng nâu sóng sánh.

– Canh: Thường là canh mọc, canh bóng hoặc canh miến, biểu tượng cho sự trong sạch và mới mẻ.

javascript:'<html><body style=”background:transparent”></body></html>’

– Các món xào: Như bò xào, gà xào, tùy thuộc vào từng vùng miền và khẩu vị gia đình.

Mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo thường bao gồm các món ăn làm từ đậu hoặc rau củ. Những món ăn này không những thanh đạm mà còn biểu trưng cho sự thanh tịnh và lòng thành kính.

Mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo thường bao gồm các món ăn làm từ đậu hoặc rau củ.

Mâm cúng ông Công ông Táo đặt ở đâu cho đúng?

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này.

Tuy nhiên, không phải không gian nhà nào cũng phù hợp để đặt mâm cúng Táo quân trong bếp; phần lớn các gia đình ngày nay đặt mâm lễ ở bàn thờ gia tiên. Vị trí này mang tính trang trọng, thể hiện sự kính trọng không chỉ với ông Công ông Táo mà còn với tổ tiên đã khuất. Đây cũng là dịp để con cháu dâng lên tổ tiên những lễ vật, cầu mong sự che chở và phù hộ trong năm mới. Không gian bàn thờ gia tiên cũng thường mang đến cảm giác linh thiêng và trang nghiêm.

Lưu ý, bếp ăn không nên thực hiện lễ cúng vì không được xem là nơi trang trọng. Hơn nữa, khu vực bếp là nơi nấu nướng hàng ngày, nơi chế biến thực phẩm. Nếu cúng ở khu vực này sẽ được coi là thiếu trang trọng. Chưa kể nhiều gia đình, khu vực bếp khá chật chội và lộn xộn, việc cúng bái sẽ khó khăn.

Trên thực tế, việc lựa chọn đặt mâm lễ ở đâu còn tùy thuộc vào thói quen, tín ngưỡng và điều kiện không gian của từng gia đình. Có những gia đình sẽ làm mâm lễ ở cả hai nơi, vừa để tỏ lòng thành kính, vừa làm trọn vẹn ý nghĩa của ngày lễ.

Quan trọng nhất là sự chu đáo, thành tâm khi thực hiện lễ cúng.

Cách bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang đón năm 2025 tránh phạm phong thủy ra sao?

Để bao sái bàn thờ và rút tỉa chân nhang đón năm 2025 mà không phạm phong thủy, bạn có thể làm theo các bước sau:

– Chuẩn bị: Chọn ngày và giờ tốt:

+ Ngày 23 tháng Chạp (22/01/2025 dương lịch) là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời, sau đó có thể tiến hành bao sái bàn thờ

+ Ngày 25 tháng Chạp (24/01/2025 dương lịch) và ngày 27 tháng Chạp (26/01/2025 dương lịch) cũng là những ngày tốt để thực hiện nghi lễ này

+ Các khung giờ tốt: Giờ Thìn (7h-9h), Giờ Ngọ (11h-13h), Giờ Thân (15h-17h)

– Chuẩn bị vật dụng:

+ Nước ngũ vị hương: Đun từ 5 loại thảo mộc như hồi khô, quế khô, sả, hương nhu, lá bưởi.

+ Rượu gừng: Rượu ngâm với gừng để lau dọn.

+ Khăn sạch: Dùng để lau bàn thờ và các vật phẩm thờ cúng.

– Thực hiện

+ Lau dọn bàn thờ:

• Người thực hiện phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ.

• Dùng nước ngũ vị hương và rượu gừng để lau sạch bàn thờ, bát hương và các vật phẩm thờ cúng.

• Lau dọn nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.

+ Rút tỉa chân nhang:

• Trước khi rút tỉa chân nhang, thắp hương và khấn xin phép thần linh và gia tiên.

• Rút từng chân nhang một cách nhẹ nhàng, để lại một số chân nhang lẻ (thường là 3, 5, 7 hoặc 9 chân nhang).

• Chân nhang đã rút có thể đốt hoặc thả trôi sông.

Lưu ý phong thủy

– Không lau dọn bát hương của gia tiên trước bát hương của thần linh.

– Tránh thực hiện nghi thức vào lúc 12 giờ trưa hoặc sau 6 giờ tối để đảm bảo sự linh thiêng.

Lưu ý: Mâm cúng Ông Táo năm 2025 (Mâm cơm cúng 23) trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: suckhoedoisong.vn

So sánh các bảng liệt kê

So sánh

Không thể thực hiện thao tác

Mục lục